Lễ hội mùa thu đặc sắc vùng núi phía Bắc

Lễ hội mùa thu đặc sắc vùng núi phía Bắc

Vào tháng 9, tháng 10 hàng năm cũng là lúc vùng cao lúa chín vàng rộ, tạo cho vùng núi cao phía Bắc một nét đẹp rực rỡ khó miêu tả bằng lời. Đặc biệt hơn, sẽ thật tuyệt vời hơn nếu bạn được trải nghiệm những lễ hội mùa thu đặc sắc này...

 

1. Mù Căng Chải và Các Lễ hội Sóng vàng trên non

Du lịch Mù Cang Chải nổi tiếng bởi vẻ đẹp tuyệt vời của những ruộng bậc thang – bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp đã núi kéo bước chân của biết bao du khách. Mùa thu này, bức tranh ấy còn rực rỡ và mê hoặc hơn bao giờ hết…

Bắt đầu từ tháng 9 là khoảng thời gian vào mùa lúa chín Mù Cang Chải. Trên các sườn núi, triền đồi, các ruộng lúa xanh bắt đầu ngả vàng. Những bông lúa bắt đầu trĩu hạt, uốn câu và cứ thế cả một vùng núi ngả màu vàng óng, tạo nên một bức tranh rực rỡ như được rót mật vào. Thời điểm lúa chín vàng và đẹp nhất là khoảng giữa tháng 9 đến đầu tháng 10.

Các tuần lễ du lịch sẽ diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, du lịch hấp dẫn như Hội thi chọi dê, Hội thi khèn Mông, Festival dù lượn, triển lãm ảnh, chương trình chiếu phim, các hoạt động du lịch cộng đồng… Các phiên chợ vùng cao sẽ đông vui hơn với nhiều sản vật nông nghiệp của người dân bản địa, bày bán các sản phẩm thủ công: dao, túi thổ cẩm, khèn, lu cở…. Cũng như sẽ có các hoạt động trình diễn các nghề thủ công truyền thống tiêu biểu như: Rèn, dệt thổ cẩm, đan lát, nấu rượu…. Du khách du lịch Mù Cang Chải tháng 9 này cũng sẽ được trải nghiệm những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng dân tộc Mông ngay trên chính những thửa ruộng bậc thang nổi tiếng như tham gia gặt lúa, tuốt lúa, sàng sẩy lúa và các hoạt động trình diễn se lanh và dệt vải của đồng bào dân tộc Mông…

 

2. Cao Bằng và Các Lễ hội Thác Bản Giốc

Trong khuôn khổ lễ hội sẽ diễn các hoạt động đặc sắc như biểu diễn văn nghệ, trình diễn thời trang dân tộc; thi nấu ăn các món dân tộc. Cùng với đó, tổ chức các hoạt động thể thao và trò chơi dân gian như tung còn, đẩy gậy, đi cà kheo, bóng chuyền, cầu lông... Hướng tới một lễ hội tươi vui, lành mạnh, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân.

 

3. Hà Giang với chương trình Lễ hội hoa Tam giác mạch

Lễ hội sẽ kéo dài suốt mùa hoa tam giác mạch và bắt đầu cho mùa xuân hoa đua - mùa cao điểm du lịch hàng năm trên các khu vực cao nguyên đá Đồng Văn, thường từ tháng 9 âm lịch cho đến hết tết Nguyên Đán.

Trong khuôn khổ Lễ hội Hoa Tam giác mạch sẽ diễn ra nhiều hoạt động hấp dẫn như: Hội chợ Công viên địa chất Quốc tế; Hội thi sản phẩm mật ong Bạc hà tỉnh Hà Giang và Hội thảo Khoa học ứng dụng công nghệ và các giải pháp quản lý, nâng cao chất lượng mật ong Bạc hà tỉnh Hà Giang; Tổ chức hoạt động dù bay trên mùa hoa tam giác mạch; Hòa nhạc dưới chân cột cở Lũng Cú với chủ đề “Âm vang Lũng Cú”; Chương trình ẩm thực bít tết thịt bò trên Cao nguyên đá cùng các hoạt động du lịch trải nghiệm như trình diễn, giao lưu văn nghệ và các trò chơi dân gian truyền thống của đồng bào các dân tộc.

 

4. Lào Cai với Các Lễ hội Mùa Thu

Y Tý không chỉ nổi tiếng là vùng đất của mây trời mà còn có những ruộng bậc thang tuyệt đẹp. Khi thu về cả vùng đồi núi Y Tý nhuộm một màu vàng ươm của lúa chín.

Đến với Lễ hội mùa Thu, du khách sẽ được thưởng thức các tiết mục văn hóa, văn nghệ, nghệ thuật dân tộc; trải nghiệm các nét văn hóa đặc sắc, những hình ảnh sinh hoạt đời thường của người dân tộc Hà Nhì như giã bánh giầy, thêu thùa, đan lát, nấu bia của người dân tộc Hà Nhì, nấu xôi 7 màu; tham gia vào các trò chơi dân gian hay nhảy que, đu quay, đi cà kheo…

Loading...